header

Kiến trúc & Thang máy

Tháp Thử Thang Máy Là Gì? Tại Sao Cần Tháp Thử Thang Máy?

Cập nhật: 25-02-2023 11:05:27 | Kiến trúc & Thang máy | Lượt xem: 249

TMTP – Tháp thử thang máy (test tower) là một công trình giúp các hãng sản xuất thang máy thử nghiệm các công nghệ thang máy mới, các điều kiện kỹ thuật vận hành mẫu thang trước khi thương mại hóa. Với xu hướng xây dựng các tòa nhà ngày một cao hơn, thang máy cũng phải có hành trình tương ứng với  tốc độ cao hơn, công nghệ cao hơn nên yêu cầu tháp thử thang máy cũng dần cao hơn theo thời gian.

Sự cần thiết của tháp thử thang máy

Quá trình thử nghiệm thang máy để làm gì? Công việc này để các chuyên gia có thể phát hiện những vấn đề không mong muốn trong quá trình thang máy hoạt động như là hiện tượng chập điện, thiết bị không hoạt động, xung đột mạch, thiết bị an toàn không được kích hoạt, thiết bị không được điều khiển chính xác theo sử dụng của người dùng.

Trong một số trường hợp, tháp thử thang máy còn dùng để thử khả năng dừng thang máy khi đứt cáp, đo độ rung động của thang máy khi thang máy di chuyển nhằm tăng tốc độ thang máy. Kiểm tra sự an toàn của các thiết bị an toàn trên thang máy.

Đặc biệt, các hãng chuyên sản xuất thang máy cho nhà siêu cao tầng đều đầu tư xây dựng các tháp thử siêu cao. Tháp thử phải có độ cao cần thiết mới có thể đo và thử tốc độ cao của các thang máy công nghệ cao dành cho các nhà siêu cao. Tốc độ thang cao nhất hiện nay vào khoảng trên 20 m/s. Tháp cũng cũng cần độ cao tối thiểu để đo lực tác động lên dây cáp và độ chịu lực của các loại cáp đối với các nhà siêu cao tầng. Bởi vì ngoài sự chịu lực tác động của cabin, đối trọng, cáp kéo còn phải chịu trọng lực của chính nó.

Các tháp thang máy thường cao khoảng 100 m, nhưng việc xây dựng ngày càng nhiều các tòa nhà chọc trời trên khắp thế giới đã tạo ra nhu cầu về các cơ sở thử nghiệm cao hơn nhiều.

Những tháp thang máy cao nhất thế giới

Những tháp thử cao nhất thế giới hiện nay đều do một số nhà sản xuất thang máy lớn trên thế giới xây dựng để kiểm nghiệm thiết kế mới, công nghệ mới hay vật liệu mới…. Có thể thấy từ danh sách, phần lớn các tháp thử nghiệm này nằm ở châu Á và chiều cao của chúng đã tăng đều trong những năm qua.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may5

Tháp H1 – Quảng Châu, Trung Quốc : 273,8 m

Tháp H1 thuộc sở hữu của Hitachi. Với độ cao 273,8 m, đây là tháp thử nghiệm thang máy cao nhất thế giới hiện nay khi hoàn thành vào tháng 1/2020. Bao gồm cả tầng hầm sâu 15 m (49 ft), chiều cao tổng thể của tháp là 288,8 m (948 ft). Cấu trúc bao gồm 15 trục thử nghiệm thang máy, tổng chiều dài 2,2 km.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may3

Tháp thử nghiệm Otis – Thượng Hải, Trung Quốc: 270 m

Tháp thử nghiệm mới, cùng với cơ sở nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sẽ hỗ trợ phát triển các công nghệ mới để sử dụng trong thang máy cho các phân khúc thị trường đa năng. Tháp được hoàn thành vào năm 2018.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may-6

Tháp Canny Test Tower – Giang Tô, Trung Quốc: 268 m

Nếu tính đủ, tháp này có độ cao 288 m, bao gồm một phần 20 m dưới lòng đất.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may8

Tháp thử nghiệm TK – Rottweil, Đức: 246 m

Tháp thử thang máy TK tại Rottweil, Đức được xây dựng để thử nghiệm hệ thống thang máy MULTI của hãng ThyssenKrupp. Ở độ cao 246 m, tháp chứa đài quan sát cao nhất của Đức và là đài quan sát cao thứ sáu châu Âu. Nó được hoàn thành vào năm 2017 và là tháp thử thang máy cao nhất thế giới khi đó.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may9

Tháp thử Kone – Côn Sơn, Giang Tô, Trung Quốc: 235 m

Tòa tháp cao 36 tầng có tới 12 giếng thang máy sẽ là nơi tập đoàn này thử nghiệm các công nghệ, giải pháp và sản phẩm thang máy mới của mình. Một thang máy có tốc độ lên tới 10 m/s được lắp cố định tại đây để phục vụ du khách tới tham quan và cũng phục vụ cho việc đi lại của đội ngũ nhân viên, các nhà khoa học làm việc tại đây.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may10

Tháp G1 – Hitachinaka, Ibaraki, Nhật Bản: 218,5 m

Tháp thử G1 Tower vào thời điểm 2010 là tháp thử nghiệm thang máy cao nhất thế giới. Nó cao 218,5 m và có đủ chỗ cho 7 cụm thang máy khác nhau hoạt động với tốc độ trên 5,5 m/s.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may2

Tháp Asan – Icheon, Hàn Quốc: 205,2 m

Tháp Hyundai Asan, tháp thử nghiệm thang máy cao 205,2 m. Cột tạo nên khung chính của tòa tháp được mô phỏng theo logo hình tam giác của Tập đoàn Hyundai. Tháp Hyundai Asan thể hiện tinh thần kinh doanh và ý chí của Hyundai : vươn lên hàng đầu thế giới. Tháp bao gồm cả trung tâm nghiên cứu và phát triển thang máy với chủ trương “Độc lập về công nghệ” và “Công nghệ Hyundai”.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may12B

Tháp thử nghiệm Schindler – Thượng Hải, Trung Quốc: 200 m

Tháp thử nghiệm của nhà sản xuất Schindler trong thành phố đạt chứng nhận cao nhất theo tiêu chuẩn môi trường được quốc tế công nhận. Tổ hợp bao gồm một tháp thử nghiệm cao 200 m, trung tâm R&D, trung tâm đào tạo và trụ sở chính của Schindler Trung Quốc với phòng trưng bày, căng tin và các khu giải trí lớn cho nhân viên.

Tai-sao-can-thap-thu-thang-may13B

Tháp Solae – Thành phố Inawaza, Nhật Bản: 173 m

Tháp thử nghiệm thang máy mang tên Solae thuộc Tập đoàn điện tử Mitsubishi được xây dựng ở thành phố Inazawa, Nhật Bản. Với cấu trúc cao 173 m, tháp thử này dùng trong việc nghiên cứu và thử nghiệm thang máy thế hệ mới tốc độ cao phục vụ cho các tòa nhà siêu cao tầng. Nó cho phép Mitsubishi kiểm tra các bộ phận truyền động, động cơ, cáp và các hệ thống khác của thang máy./.

Lê Hùng

>>> Có thể bạn quan tâm: Những Thang Cuốn “Độc Nhất Vô Nhị” Trên Thế Giới

Thang Máy Tân Phát là một trong những công ty chuyên kinh doanh, lắp đặt thang máy hàng đầu tại Quảng Ninh. Tân Phát cam kết đem lại cho khách hàng những sản phẩm thang máy chất lượng nhất với nhiều ưu đãi và chính sách mua hàng hấp dẫn. Liên hệ ngay để nhận được những lời tư vấn giá trị đến từ kỹ sư nhiều kinh nghiệm:

  • Bảo hành toàn bộ các thiết bị của thang máy lên tới 24 tháng.
  • Tư vấn nhiệt tình, thiết kế, thi công trọn gói.
  • Giá cả cạnh tranh nhất thị trường!

-----------------------------------

.
.
.