header

Tin tức

Những tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy

Cập nhật: 06-09-2019 07:54:14 | Tin tức | Lượt xem: 1116

Những tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy

Thang máy là thiết bị quan trọng, yêu cầu rất nghiêm ngặt về an toàn vì toàn bộ quá trình hoạt động của thang liên quan đến sự an toàn và tính mạng của người đi thang. Vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng, thang máy cần phải được kiểm định an toàn và đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn dưới đây:

Những tiêu chuẩn kỹ thuật thang máy

Quy định về kỹ thuật

- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại TCVN 6395:2008  - Yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt (trừ quy định tại các mục: 4.6.3.5, 5, 6.3.1, 7.1, 7.2, 7.4.2, 8.6, 10.8, 11.8.1.4 của TCVN này).

- Tải định mức không nhỏ hơn 200 kg trên một mét vuông của sàn cabin và chịu được tối thiểu là 115 kg.

- Khoảng hở giữa đáy giếng thang máy với cabin.

  • Khi cabin dừng ở tầng thấp nhất, khoảng hở từ giảm chấn cabin đến phần thấp nhất của sàn cabin không nhỏ hơn 25 mm và không lớn hơn 75 mm.
  • Khoảng không gian dưới cabin còn lại trong hố thang phải chứa được một khối chữ nhật nhỏ nhất là 1370 mm x 450 mm x 600 mm hoặc 600 mm x 500 mm x 1290 mm. Kích thước này được đo khi cabin tỳ lên thiết bị chặn cơ khí. Thiết bị chặn cơ khí đảm bảo các yêu cầu sau:
  1. Thiết bị chặn cơ khí phải được bố trí trước khi người đi vào bên dưới cabin;
  2. Khi thiết bị chặn cơ khí được sử dụng thì nó phải có khả năng dừng cabin đầy tải đang chuyển động hướng xuống với vận tốc định mức và tác động lên thiết bị mà không gây ra bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào cho cabin;
  3. Thiết bị chặn cơ khí phải được đánh dấu rõ ràng bằng cách sơn màu tương phản và phải có dấu hiệu chỉ dẫn;
  4. Hệ thống truyền động có khả năng gây ra lực cơ học tác động vào thiết bị chặn (bao gồm hệ thống treo) thì thiết bị chặn phải có thiết bị đàn hồi để hấp thu năng lượng từ hệ thống và được lắp công tắc giới hạn theo các quy định của TCVN 6395:2008.

Quy định các khoảng cách an toàn

- Khoảng hở giữa phần nhô ra của cabin với vách giếng thang máy, và giữa cabin với đối trọng theo phương ngang không nhỏ hơn 20 mm.

- Khoảng hở giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng theo phương ngang không lớn hơn 30mm.

Quy định về cửa tầng, cửa cabin

  • Lối vào tầng phải được bảo vệ bởi cửa tầng, không được phép dùng tấm che để che chắn, phải có đủ khoảng trống ở mỗi tầng dừng để cửa tầng được mở tối đa.
  • Cửa tầng có thể sử dụng loại trượt theo phương ngang hoặc kiểu gập hoặc kiểu bản lề không mở vào bên trong cabin.
  • Cửa cabin không được mở ra bên ngoài sàn tầng.
  • Chiều cao thông thủy của cửa tầng không được nhỏ hơn 1850 mm.
  • Chiều rộng thông thủy của cửa tầng không được lớn hơn 0,050 m cho cả hai bên so với chiều rộng cửa cabin.

Quy định về cabin

  • Chiều cao thông thủy khoang cửa vào cabin không nhỏ hơn 1850 mm.
  • Chiều cao trong lòng cabin không được nhỏ hơn 2,0 m.

Quy định về máy dẫn động và puli

  • Máy dẫn động thang máy phải được lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng, và phải dùng một trong các kiểu dẫn động sau đây:

- Dẫn động bằng cáp;

- Dẫn động bằng xích;

- Dẫn động bằng thanh răng - bánh răng;

- Dẫn động bằng trục vít me;

- Dẫn động bằng thủy lực.

  • Tại vị trí lắp máy dẫn động và puli không được để các ống dẫn, cáp điện hoặc các thiết bị khác không phải của thang máy. Vị trí dùng để lắp máy dẫn động và puli không được sử dụng vào mục đích không liên quan đến thang máy.
  • Nhiệt độ nơi lắp đặt máy dẫn động và các thiết bị điện phải duy trì trong giới hạn từ + 5°C đến + 40°C.
  • Tại trần giếng thang máy phải bố trí móc treo để treo thiết bị nâng phục vụ việc tháo lắp máy dẫn động, thiết bị của thang máy đảm bảo an toàn lao động.

Quy định về bộ khống chế vượt tốc

Bộ khống chế vượt tốc phải được lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho người tác động.

Quy định về dây treo, cáp và xích

  • Tuân thủ các quy định tại mục 7.9.1 của TCVN 6395:2008.
  • Cáp thép phải thỏa mãn yêu cầu:

Đường kính danh nghĩa của cáp phải đảm bảo theo các yêu cầu quy định tại mục 7.9.1.2 của TCVN 6395:2008. Cáp được sử dụng phải có chứng chỉ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng của nhà sản xuất cáp và phải được chứng nhận đạt yêu cầu về độ an toàn của cáp.

  • Đối với các thang máy sử dụng loại cáp không được quy định tại TCVN 6395:2008, nhà sản xuất phải chứng minh và chịu trách nhiệm về tuổi thọ và độ bền cáp tương ứng với đường kính puli và các chế độ làm việc của thang máy.

Quy định đường kính puli và cố định đầu cáp

  • Tuân thủ theo các quy định tại mục 7.9.2 của TCVN 6395:2008.
  • Tỷ lệ giữa đường kính theo đáy rãnh của puly hoặc của tang cuốn cáp với đường kính danh nghĩa của cáp treo phải phù hợp với mục 7.9.2.1 của TCVN 6395:2008.

Quy định về công tác cứu hộ

Thang máy phải có hệ thống cứu hộ bằng tay và hệ thống cứu hộ bằng điện để có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình cứu hộ thang máy khi gặp sự cố.

  • Cứu hộ bằng tay
  • Hệ thống cứu hộ bằng tay cho thang máy sử dụng để dịch chuyển cabin đến tầng dừng gần nhất.
  • Trường hợp không tiếp cận được máy dẫn động khi cứu hộ bằng tay, phải có cơ cấu mở phanh máy dẫn động, cơ cấu này đặt bên ngoài giếng thang máy, tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ.
  • Tại vị trí mở phanh phải có các biện pháp nhận biết được vị trí cabin (có thể dùng cách đánh dấu lên cáp hoặc bằng cách quan sát hệ thống hiển thị của bộ điều khiển thang máy...).
  • Phải có cơ cấu phục hồi tiếp điểm điện an toàn của bộ khống chế vượt tốc, đặt bên ngoài giếng thang máy, tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ.

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY THANG MÁY TÂN PHÁT

Địa chỉ: số 531 đường Nguyễn Văn Cừ, P. Hồng Hải, Tp. Hạ Long, Quảng Ninh

Điện thoại: 0913855638

Website: thangmaytanphat.com

.
.
.