header

Ý kiến chuyên gia

8 Sự Cố Thang Máy Người Dùng Cần Lưu Ý

Cập nhật: 14-04-2023 11:53:35 | Ý kiến chuyên gia | Lượt xem: 293

Thang máy là một trong những phương tiện di chuyển an toàn bậc nhất, theo thống kê thì khoảng gần 7 triệu lượt thang máy di chuyển thì mới có một lượt xảy ra tai nạn. Dù vậy, những trục trặc kĩ thuật vẫn thường xảy ra và người dùng cần nắm được cách xử lý để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.

Dưới đây là 8 sự cố thang máy thường gặp, người dùng cần lưu ý để phòng tránh và xử lý khi tình huống xảy ra.

1. Thang máy mất điện đột ngột

Thang máy sử dụng năng lượng điện để vận hành, do nguồn năng lượng này phụ thuộc vào toàn bộ hệ thống điện trong khu vực nên sẽ có những tình huống mất điện, hoặc hi hữu xảy ra sự cố điện do chập, cháy. Khi có những sự cố xảy ra thì thang máy cũng tạm dừng vận hành, thậm chí ngay khi cabin thang đang di chuyển giữa các tầng.

Hệ thống cứu hộ tự động ARD (Automatice Rescue Device) là bắt buộc trong thiết kế thang máy nhằm đảm bảo an toàn trong tình huống này. Hệ thống này hoạt động theo cơ chế: khi thang máy dừng đột ngột do mất điện, nguồn năng lượng dự trữ sẽ được kích hoạt tự động và đưa thang về tầng gần nhất, mở cửa thang để người trong cabin di chuyển ra ngoài.

Đề phòng tình huống hệ thống ARD cũng hỏng thì thang máy nên được trang bị thêm một số phương án khác để tránh rủi ro. Tòa nhà có thể chuẩn bị máy phát điện và nguồn nhiên liệu (xăng, dầu) luôn sẵn có, hoặc trang bị thêm hệ thống cứu hộ tự động khác như SRS (Self Rescue System). Với tính năng này, khi mất điện mà bộ cứu hộ tự động ARD hỏng, bạn chỉ cần ấn vào nút kích hoạt tính năng SRS, thang sẽ tự động di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa để người dùng bước ra ngoài.

su-co-thang-may-1

Sự cố thang máy do mất điện xảy ra tại Hà Nội vào tháng 6/2019

Ngoài ra, để đảm bảo các tính năng cứu hộ này hoạt động ổn định khi có sự cố xảy ra, người sử dụng cũng nên đảm bảo hoạt động bảo trì thang máy, khi nghiệm thu quá trình bảo trì, bảo dưỡng cũng cần kiểm tra các tính năng này bằng cách ngắt điện đột ngột hệ thống điện.

2. Thang máy bị treo, bị kẹt

Trong quá trình di chuyển, thang máy bị treo là trường hợp bạn có thể dễ dàng thấy nhất: thang đang vận hành thì dừng đột ngột, bị treo. Nguyên nhân dẫn đến thang bị treo có thể do mất điện như mục 1 hoặc quá trình bảo trì, sửa chữa thang trước đó chưa tốt dẫn đến một bộ phận, chi tiết nào đó của thang máy bị trục trặc, không vận hành bình thường. Sự cố treo thang máy còn có thể xảy ra do các linh kiện của thang chưa được thay thế, bảo dưỡng đúng kỳ hạn dẫn đến phát sinh lỗi trong quá trình vận hành. Ngoài ra, thang máy bị treo còn có thể do lỗi phát sinh từ nguồn điện bị mất pha, đảo pha. Khi đó, hệ thống thang máy cũng sẽ dừng vận hành, bị treo lại nhằm bảo vệ các thiết bị.

Nếu gặp tình huống bị treo bất ngờ, bạn có thể thử các nút cứu hộ tự động như ARD, SRS trước, nếu vẫn không có hiệu quả thì cần bấm hệ thống chuông cứu hộ hoặc sử dụng điện thoại nội bộ, tính năng Emcall,… để tìm kiếm cứu hộ từ bên ngoài, từ đơn vị bảo trì, cứu hộ thang máy.

Nếu cabin thang bị kẹt không mở được dù đang treo hay đã về bằng tầng thì bạn cũng tuyệt đối không nên cạy cửa hay trèo lên cạy nóc cabin, không giậm chân hay vận động mạnh nhằm khiến cabin hạ xuống bằng tầng. Những hành vi này đều rất nguy hiểm, dễ khiến cabin thang rơi tự do.

3. Mất kiểm soát về tốc độ

Các thang máy được thiết kế tốc độ di chuyển phù hợp với trọng tải và công nghệ truyền động, chiều cao hố PIT, chiều cao OH,… Vận tốc thang sẽ thay đổi tùy theo điểm dừng tầng, được tính toán để luôn vận hành ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế vận hành sẽ có tình huống thang máy gặp trục trặc trong hệ thống có thể xảy ra tình huống mất kiểm soát về tốc độ, cabin thang di chuyển nhanh vượt mức.

Để đề phòng tình huống này, thang máy cần được thiết kế kĩ thuật đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật, có đủ không gian và hệ thống giảm chấn đảm bảo. Ngoài ra, thang máy thường được trang bị thêm bộ khống chế tốc (còn được gọi là bộ hạn chế tốc độ thang máy). Bộ phận này có vai trò kiểm soát tốc độ thang máy, khống chế thang máy di chuyển với tốc độ nhất định trong khoảng thời gian cho phép. Trong trường hợp thang máy vượt quá tốc độ bộ phận này sẽ hoạt động như bộ phận cứu hộ để đảm bảo an toàn cho người đi thang.

4. Thang máy rơi tự do

Với thang máy dạng cáp kéo, nếu gặp tình trạng bị đứt cáp hoặc phanh bị hỏng thì thang máy sẽ gặp sự cố nguy hiểm là thang máy rơi tự do. Sự cố này có thể còn khiến người dùng thang máy bị thương hoặc thậm chí thiệt mạng.

Trong tình huống này, bộ khống chế tốc cũng phát huy tác dụng. Khi thang máy xảy ra sự cố không mong muốn khiến thang mất kiểm soát tốc độ, rơi tự do thì hệ thống phanh cơ sẽ được kích hoạt giúp cabin bám chặt vào rail để tránh xảy ra tai nạn.

su-co-thang-may-3

Sự việc thang máy rơi tự do đến 84 tầng tại Mỹ, nhưng may mắn không có thương vong về con người

5. Thang máy không đóng được cửa

Thang máy không đóng được cửa là sự cố khá thường gặp. Nguyên nhân dẫn đến là do thang có thể bị mắc các vật lạ ở cửa, ở rãnh thang nên cửa thang máy không thể đóng lại được. Thực tế, đây chính là một tính năng đảm bảo an toàn cho chúng ta khỏi tình huống bị cửa thang đóng kẹt chân tay, người. Thang máy có thể được lắp mành hồng ngoại (photocell – dạng điểm hoặc dạng thang) hoặc thanh an toàn cửa thang máy (safety shoe), thang máy cũng có thể kết hợp cả hai hệ thống này.

su-co-thang-may-2

Mành hồng ngoại dạng thang và dạng điểm thường được trang bị cho cửa cabin

Trong tình huống người đã vào hẳn trong cabin nhưng cửa vẫn không đóng lại, bạn nên bước ra ngoài và quan sát xem có vật lạ nào vướng vào thang máy hay không, nếu không phát hiện ra vật cản mà cửa thang vẫn không đóng lại, bạn hãy liên hệ ngay bộ phận kỹ thuật thang máy để tìm ra nguyên nhân, tuyệt đối không vận hành thang khi cửa tầng hoặc cửa cabin chưa đóng.

Sự cố này không nguy hiểm nhưng sẽ khiến quá trình di chuyển bằng thang máy của bạn bị gián đoạn và bạn mất thêm thời gian xử lý sự cố. Khi gặp tình trạng thang máy không đóng được cửa, bạn hãy bước ra ngoài và quan sát xem có vật lạ nào vướng vào thang máy để lấy ra. Trường hợp không phát hiện ra lỗi khiến thang máy không đóng được cửa, bạn nên gọi điện cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật thang máy để giúp xử lý lỗi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tích Hợp Công Nghệ 2D, 3D – Gia Tăng Cấp Độ An Toàn Cho Cửa Thang Máy

6. Dừng tầng không chính xác, dừng không bằng tầng

Thang máy dừng tầng không chính xác có thể phát sinh do thang không được bảo trì, vệ sinh thường xuyên, đúng hạn nên phát sinh sự cố với đường ray, cũng có thể do lỗi hệ thống với bảng gọi dẫn đến ghi nhận lệnh không chính xác.

Trong tình huống thang này, nếu bạn đang ở ngoài thì không nên bước vào cabin thang, dừng sử dụng thang ngay lập tức và báo với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật để xử lý. Còn nếu bạn đang ở trong cabin, bạn nên sử dụng các tính năng cứu hộ được trang bị cho thang để về tầng gần nhất, khi thang dừng lại bạn cũng không nên vội vàng bước ra ngay mà nên chờ và quan sát để chắc chắn cabin thang đã dừng ổn định rồi mới bước ra, tránh tình huống cabin bị trôi trong lúc bạn chưa bước ra ngoài hoàn toàn.

>>> Có thể bạn quan tâm: UCMP – Hệ thống phòng tránh cabin thang máy chuyển động ngoài ý muốn

7. Cửa tầng bị bung

Tình huống cửa tầng bị bung do không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật khiến người đi thang bị rơi vào giếng thang. Đây là tình huống tương đối phổ biến gần đây khi những thang máy sản xuất ra không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật đã được quy định, mang đến nguy cơ thương vong cao, đặc biệt là từ tầng cao. Về nguyên lý, cửa tầng thang máy luôn được đảm bảo không mở ra khi cabin chưa dừng tầng chính xác nhờ hệ thống shoe dẫn hướng và doorlock (cửa an toàn). Khi hai thiết bị này trục trặc hoặc bản lề cửa bị bung ra do lực tác động thì vô cùng nguy hiểm.

su-co-thang-may-4-1536x864

Tại cửa tầng, cửa thang máy cần có cảnh báo cần thiết

8. Sai sót trong cứu hộ

Khi các sự cố xảy ra, có người bị kẹt trong cabin thang máy, nếu kĩ thuật viên cứu hộ không được đào tạo bài bản, không có nghiệp vụ cứu hộ chuẩn chỉnh dẫn đến xử lý tình huống không hiệu quả, khiến người bị kẹt có thể bị rơi xuống giếng thang hoặc gặp thương vong nghiêm trọng hơn. Theo chuyên gia của Viện kỹ thuật ứng Thang máy thì đã có rất nhiều trường hợp tại Việt Nam và trên thế giới xảy ra như vậy. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với việc đào tạo, chuẩn hóa nhân lực cứu hộ.

Để phòng ngừa các sự cố không may xảy ra, thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đúng theo quy định (tối thiểu 3 tháng/lần với thang gia đình, 1 tháng/lần với thang tòa nhà). Ngoài ra, thang máy cũng nên được nâng cấp để được trang bị các công nghệ an toàn tiên tiến, qua đó có thể giảm nguy cơ xảy ra sự cố. Và khi xảy ra sự cố, ngoài việc xử lý tức thì để đảm bảo an toàn về người, thang cũng cần được kiểm tra, kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng ngay sau đó trước khi vận hành lại bình thường.

>>> Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Lắp Đặt Thang Máy Gia Đình

Thang Máy Tân Phát là một trong những công ty chuyên kinh doanh, lắp đặt thang máy hàng đầu tại Quảng Ninh. Tân Phát cam kết đem lại cho khách hàng những sản phẩm thang máy chất lượng nhất với nhiều ưu đãi và chính sách mua hàng hấp dẫn. Liên hệ ngay để nhận được những lời tư vấn giá trị đến từ kỹ sư nhiều kinh nghiệm:

  • Bảo hành toàn bộ các thiết bị của thang máy lên tới 24 tháng.
  • Tư vấn nhiệt tình, thiết kế, thi công trọn gói.
  • Giá cả cạnh tranh nhất thị trường!

-----------------------------------

.
.
.