header

Ý kiến chuyên gia

Cứu Hộ Thang Máy Phần 1 – Những Hiểu Lầm Nghiêm Trọng

Cập nhật: 23-06-2023 03:39:45 | Ý kiến chuyên gia | Lượt xem: 362

Quá trình cứu hộ thang máy liên quan mật thiết đến sức khỏe và cả tính mạng con người. Do đó, đào tạo nghiệp vụ về cứu hộ thang máy là vô cùng quan trọng, nếu không, sai một li có thể đi một dặm!

Hiện trạng “phá cửa cứu người” trong cứu hộ thang máy

Trong rất nhiều tin tức liên quan đến cứu hộ thang máy đều đề cập đến việc lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) hoặc người dân phá cửa để giải cứu người mắc kẹt trong thang máy. Liệu rằng “phá cửa” có phải biện pháp duy nhất hay tốt nhất cho việc cứu hộ thang máy?

1. Bị chỉ trích vì không cho lính cứu hỏa phá cửa cứu người

Một sự cố kẹt thang máy do mất điện tại một khách sạn ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vào tháng 9/2023 khiến một nhóm người bị giam trong cabin thang máy.

Trong số những người bị kẹt trong thang có một bé gái, khi bố bé gái biết sự việc, lo sợ con mình gặp nguy hiểm trong không gian thiếu khí nên đã gọi lực lượng cứu hỏa tới hiện trường giải cứu.

Lúc này, người quản lý khách sạn đã yêu cầu lính cứu hỏa không được cạy cửa làm hỏng thang máy. Lúc này, người nhà nạn nhân mất bình tĩnh nên người quản lý đã rời khỏi khu vực này. Không có sự đồng ý của quản lý khách sạn, lực lượng cứu hỏa cũng không được phép can thiệp.

Sau đó, nguồn điện được phục hồi và các nạn nhân ra khỏi thang máy một cách an toàn.

Hành động của người quản lý nhận sự bất bình của nhiều người, bài đăng chia sẻ thông tin này thu hút gần 8.000 bình luận, đa phần theo chiều hướng tiêu cực.

Nhưng ở khía cạnh khác, nếu chúng ta hiểu và được huấn luyện về cứu hộ thang máy thì sẽ biết rằng hành động của người quản lý không đáng trách đến như vậy và việc cứu hộ thang máy không nhất thiết phải phá cửa gây hư hại thiết bị. Thậm chí, việc phá cửa còn tăng nguy cơ gây nguy hiểm cho người kẹt trong thang máy.

2. Hàng loạt vụ cứu hộ phá cửa cứu người kẹt thang máy

Trong các tình huống gặp sự cố thang máy dẫn đến kẹt người, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH sẽ tham gia ứng cứu khẩn cấp. Bằng nghiệp vụ của mình, lực lượng này sẽ có nhiều cách thức tiếp cận hiện trường và giải cứu nạn nhân ra ngoài đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng.

Tuy nhiên, không khó để thấy hầu hết các tình huống giải cứu nạn nhân kẹt thang máy được giải cứu bằng hình thức phá cửa.

Phan-1-Cuu-ho-thang-may-Nhung-hieu-lam-nghiem-trong-2

Hình ảnh Cảnh sát PCCC dùng xà beng cạy cửa giải cứu 2 người mắc kẹt trong thang máy do sự cố mất điện đột ngột sáng 28/5/2023 tại Nghệ An – Ảnh: Dân trí

Phan-1-Cuu-ho-thang-may-Nhung-hieu-lam-nghiem-trong-4

Giải cứu 3 người kẹt trong thang máy tại TP Huế ngày 19/3/2023

Phan-1-Cuu-ho-thang-may-Nhung-hieu-lam-nghiem-trong-5

Hiện trạng cửa tầng thang máy trong giải cứu 4 người kẹt thang máy tại Hải Phòng ngày 5/6/2023

3. Lợi bất cập hại khi cứu hộ “bất chấp”

Những người chỉ trích người quản lý khách sạn khi ngăn cản lực lượng cứu hộ phá cửa đang hiểu chưa đúng về thiết bị thang máy, cho rằng việc cứu hộ thang máy chỉ ưu tiên mọi cách để cứu người nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, trong thực tế, thang máy là một thiết bị đặc thù, việc cứu hộ không đúng quy trình và kỹ thuật có thể gây nguy cơ tai nạn nghiêm trọng cho người bị kẹt trong thang máy.

Các tình huống thường xảy ra bao gồm:

  • Quá trình phá cửa tác động lực lớn lên cả hệ thống thang máy có thể khiến hư hỏng thiết bị, cửa tầng thang máy,…
  • Phá cửa thang máy nhưng không xác định chính xác vị trí cabin đang dừng, đưa người ra nhưng cabin không ở vùng an toàn, có thể gây tai nạn cắt/kẹt người do cabin trôi hoặc người rơi xuống giếng thang,…

Phan-1-Cuu-ho-thang-may-Nhung-hieu-lam-nghiem-trong-6

Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN), việc thiết kế yếm cửa với chiều dài tối thiểu là 0,75m có thể giảm thiểu rủi ro người rơi xuống cabin khi thoát nạn mà cabin không bằng tầng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không đảm bảo an toàn nếu cabin bị trôi, do đó cần tuyệt đối tuân thủ việc đưa cabin về vùng an toàn (cao/thấp hơn sàn cửa tầng không quá 20cm) rồi mới đưa người thoát nạn

Ngoài ra, nhiều người có cách hiểu sai về các nguy cơ khi bị kẹt thang máy, dưới đây là những lời đáp rõ ràng hơn về các nguy cơ khi kẹt thang máy giúp bạn hiểu đúng và hành xử phù hợp, an toàn hơn.

Những hiểu lầm nghiêm trọng về cứu hộ thang máy

1. Kẹt thang máy có dễ bị ngạt thở?

Trả lời: Thực tế, cabin thang máy không kín hoàn toàn như nhiều người tưởng. Việc ở lâu trong cabin thang máy sẽ cạn khí và gây khó thở, ngạt thở là tình huống rất hiếm khi xảy ra.

Theo thiết kế, cabin thang máy sẽ có quạt thông gió giúp lưu thông không khí trong và ngoài cabin (trong giếng thang). Ngay cả khi thang máy gặp sự cố, thang máy không có hệ thống quạt thông gió khẩn cấp thì không khí vẫn có thể lưu thông.

Nếu trong thang máy có nhiều người thì sao?

Dù có nhiều người trong thang máy, việc cạn oxy trong không khí cũng không dễ xảy ra. Thiết kế thang máy luôn đảm bảo tỉ lệ giữa số người và diện tích cabin thang máy, diện tích giếng thang theo quy chuẩn kỹ thuật. Do đó, nếu gặp tình huống thang máy kẹt khi có nhiều người bên trong, tình huống xấu là các nạn nhân có thể cảm thấy khó thở hơn bình thường. Nguyên nhân có thể là do cảm giác sợ hãi khiến tim đập nhanh, hoảng loạn,… dẫn đến cảm giác khó thở. Đặc biệt là người giả, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có tiểu sử bệnh tim mạch gặp tình huống này dễ dẫn đến nguy hiểm.

Do vậy, người bị kẹt trong thang máy cần giữ bình tĩnh, không la hét, tránh kích động bản thân và người xung quanh. Tốt nhất là cử động nhẹ nhàng, động viên nhau, thả lỏng, bấm nút chuông cứu hộ và chờ đợi.

Đồng thời, cả nạn nhân kẹt bên trong thang máy và người bên ngoài đều không nên tìm cách cạy cửa thang máy như nhiều chỉ dẫn rằng tạo khe hở để không khí lưu thông. Thậm chí, việc cố cạy cửa thang máy, xô đẩy làm bung, kẹt cửa gây khó khăn cho công tác cứu hộ sau đó.

2. Nên tìm mọi cách để cạy cửa thang máy và thoát ra ngoài?

Trả lời: Tuyệt đối không nên thực hiện hành động cạy cửa thang máy để thoát ra ngoài dù là từ người kẹt bên trong thang máy hay người ở bên ngoài.

Thứ nhất, khi không xác định được vị trí cabin đang dừng có nằm trong vùng an toàn để mở cửa thang hay không, rất có thể sau khi cửa mở, bên ngoài là tường giếng thang chứ không phải cửa tầng.

Thứ hai, việc cố cạy cửa thang và leo ra ngoài có thể khiến nạn nhân bị rơi xuống giếng thang nếu thang dừng lơ lửng giữa 2 tầng hoặc bị cắt, kẹt cơ thể.

Thứ 3, việc cố cạy cửa thang dù từ bên trong hay bên ngoài đều có thể khiến thang máy bị hỏng, bị kẹt, khiến việc cứu hộ thang máy sau đó gặp khó khăn để điều khiển thiết bị.

Vì các lý do trên, khi bị kẹt trong thang máy hoặc phát hiện có người bị kẹt trong thang máy, chúng ta tuyệt đối không nên cạy cửa. Việc cần làm là sử dụng các nút cứu hộ trên bảng điều khiển thang máy hoặc tìm cách liên hệ với bên ngoài qua điện thoại nội bộ, điện thoại di động,… liên hệ với đội ngũ kỹ thuật và cứu hộ để được hỗ trợ đảm bảo nhanh chóng và an toàn.

3. Kẹt thang máy thì cabin sẽ rơi tự do?

Trả lời: Thực tế, dù do bất kỳ nguyên nhân nào như mất điện đột ngột, lỗi kỹ thuật,… thì thang máy cũng không thể rơi tự do. Nỗi lo thang máy rơi xuất hiện khi thang máy đang di chuyển nhanh mà gặp sự cố, cabin trượt theo quán tính khiến người trong thang cảm giác như rơi tự do và hoảng sợ. Ngay cả trong trường hợp tất cả các sợi cáp treo cabin và đối trọng đều bị đứt hoặc tuột toàn bộ thì khi cabin trượt vượt quá tốc độ cho phép thì hệ thống phanh chống rơi cũng sẽ kích hoạt và ghim chặt cabin vào ray khiến cabin dừng lại, đảm bảo an toàn cho người trong thang máy.

Thang máy chỉ rơi tự do khi toàn bộ cáp đều đứt, hệ thống phanh chống rơi hỏng.

Do đó, nếu bị kẹt trong thang máy, chúng ta nên bình tĩnh để thực hiện các thao tác bấm nút cứu hộ, liên lạc với bên ngoài thay vì hoảng loạn và lo sợ việc thang máy rơi tự do.

>> Đón đọc: Phần 2: Cứu hộ thang máy – Từ thiết kế thiết bị đến đào tạo nghiệp vụ.

Thang Máy Tân Phát là một trong những công ty chuyên kinh doanh, lắp đặt thang máy hàng đầu tại Quảng Ninh. Tân Phát cam kết đem lại cho khách hàng những sản phẩm thang máy chất lượng nhất với nhiều ưu đãi và chính sách mua hàng hấp dẫn. Liên hệ ngay để nhận được những lời tư vấn giá trị đến từ kỹ sư nhiều kinh nghiệm:

  • Bảo hành toàn bộ các thiết bị của thang máy lên tới 24 tháng.
  • Tư vấn nhiệt tình, thiết kế, thi công trọn gói.
  • Giá cả cạnh tranh nhất thị trường!

-----------------------------------

.
.
.